Hộp đen ô tô là thiết bị giám sát hành trình, có nhiệm vụ ghi lại và cung cấp dữ liệu để tìm ra nguyên nhân khi có sự cố xảy ra. Tại Việt Nam, quy định lắp hộp đen ô tô được nêu rõ trong Nghị định số 10/2020 NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô. Người điều khiển xe nên cập nhật những thông tin mới nhất để tránh những trường hợp bị xử phạt không đáng có.
Quy định lắp đặt hộp đen ô tô được ghi rõ trong Nghị định số 10/2020 NĐ-CP (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
ALT: Các loại phương tiện bắt buộc phải lắp đặt hộp đen ô tô
1. Hộp đen ô tô là gì? Quy định lắp hộp đen ô tô đúng cách
Hộp đen ô tô (hộp đen GPS) là thiết bị điện tử được lắp đặt trên ô tô, xe tải, xe khách,… nhằm mục đích giám sát và ghi lại toàn bộ hành trình di chuyển của phương tiện. Thiết bị giám sát hành trình xe ô tô cung cấp thông tin về tình trạng xe, lịch sử di chuyển, cảnh báo an toàn cho chủ xe cũng như dữ liệu cần soát khi có sự cố tai nạn xảy ra.
Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông trên đường, Chính phủ đưa quy định về việc bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát trên ô tô trước ngày 1/7/2021. Thông tin cụ thể được ghi tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14, Nghị định số 10/2020 NĐ-CP như sau:
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình tham gia giao thông.
- Xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
Những dữ liệu thiết bị giám sát hành trình ghi lại được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, công khai minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo:
- Tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km;
- Tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.
Nghị định số 10/2020 NĐ-CP, các phương tiện ô tô đều phải lắp đặt thiết bị giám sát trước ngày 1/7/2021 (Nguồn ảnh: Sưu tầm)
ALT: Quy định lắp hộp đen ô tô trong Nghị định số 10/2020 NĐ-CP
Quy-dinh-lap-hop-den-o-to-xu-phat.jpg
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid 19, Nghị quyết 66/NQ-CP đã quy định tạm dừng xử lý hành chính đối với phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình đến hết ngày 31/12/2021. Sau thời điểm này, các loại phương tiện vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên và ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp hộp đen ô tô đều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Đối với các loại xe gia đình, xe cho thuê, xe tự lái,… ngoài phạm vi đề cập của Nghị định không bắt buộc phải lắp hộp đen ô tô. Tuy nhiên, chủ xe cũng nên chủ động lắp đặt các thiết bị giám sát hành trình ô tô để kiểm soát xe, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và sử dụng dữ liệu trong trường hợp cần thiết.
2. Ô tô không gắn hộp đen bị phạt như thế nào?
Các nguyên tắc xử phạt đối với hành vi không lắp thiết bị giám sát hành trình ô tô được áp dụng theo Điều 23, 24, 28 Nghị định 100/2019 NĐ-CP.
- Đối với người trực tiếp điều khiển ô tô:
Căn cứ điểm p khoản 5 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, Người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa bị phạt từ 1.000.000đ – 2.000.000đ nếu vi phạm các lỗi sau:
- Không lắp hộp đen ô tô theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp thiết bị giám sát hành trình)
- Có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng không ghi lại, lưu trữ hình ảnh trên xe (kể cả người lái xe) trong quá trình tham gia giao thông theo đúng quy định.
- Đối với cá nhân, tổ chức, kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải:
Căn cứ Điều 28 Nghị định 100/2019 NĐ-CP, cá nhân và tổ chức kinh doanh vận tải chịu mức phạt lần lượt là 5.000.000đ – 6.000.000đ, 10.000.000 – 12.000.000đ đổi với nếu có hành vi vi phạm dưới đây:
- Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera);
- Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
- Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Bên cạnh các mức phạt tài chính, trong một số trường hợp, các cá nhân tổ chức vi phạm có thể bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 1 đến 3 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với phương tiện vi phạm.
Phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình có thể bị xử phạt đến 12 triệu đồng (Nguồn ảnh: sưu tầm)
ALT: Không lắp hộp đen ô tô phạt bao nhiêu tiền
Quy-dinh-lap-hop-den-o-to-muc-phat
Như vậy, theo quy định lắp hộp đen ô tô của chính phủ đưa ra tại Nghị định 10/2020 NĐ-CP và Nghị định 100/2019 NĐ-CP, các loại xe ô tô cá nhân, gia đình không cần bắt buộc phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi lưu thông, chủ xe nên chủ động lắp đặt các thiết bị giám sát.
Ngoài ra, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các mẫu xe thế hệ mới của VinFast: VF e34, VF 8, VF 9. VinFast President, Lux A2.0 và Lux SA2.0 (phiên bản Nâng cao và Cao cấp) đều đã được trang bị đầy đủ hệ thống giám sát hành trình ô tô với camera 360 độ, camera lùi tích hợp màn hình hỗ trợ việc giám sát hành trình di chuyển, kiểm soát xe mọi lúc mọi nơi mà không cần lắp đặt thêm thiết bị bên ngoài.
Ngoài ra, tại Trang Chủ VinFast, khách hàng có thể tham khảo đầy đủ nhất thông tin về các mẫu xe điện thương hiệu Việt và đặt cọc VinFast VF9, VF 8, VF e34,… Bên cạnh đó, khách hàng nhanh tay đặt cọc VinFast VF 5 Plus ngay hôm nay để có cơ hội trải nghiệm các mẫu xe đẳng cấp với tính năng an toàn vượt trội và nhận ưu đãi hấp dẫn từ VinFast.
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com
Website: https://vinfastauto.com/vn_vi
Ý kiến bạn đọc (0)