- 1. 5 lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe ô tô
- 1.1. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 1 – 3 tháng
- 1.2. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 2 – 4 tháng
- 1.3. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 3 – 5 tháng
- 1.4. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 4 – 6 tháng
- 1.5. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 22 – 24 tháng
- 2. Thời hạn tạm giữ bằng lái và giấy tờ xe không quá 30 ngày
- 3. Giải đáp thắc mắc bị giam bằng lái có chạy xe được không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã ban hành nhiều điểm mới, trong đó bổ sung thêm các lỗi và mức xử phạt để tăng tính răn đe. Đặc biệt, Nghị định mới đã bổ sung những lỗi bị giữ bằng lái xe ô tô (hay còn gọi là giấy phép lái xe ô tô – GPLX ô tô).
Các lỗi giữ bằng lái xe theo quy định mới nhất được bổ sung tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nguồn: Sưu tầm)
Alt: những lỗi bị giữ bằng lái xe ô tô theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Link:nhung-loi-bi-giu-bang-lai-xe-o-to.jpg
1. 5 lỗi vi phạm bị tước Giấy phép lái xe ô tô
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thời gian tạm giữ bằng lái xe ô tô sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm trong những trường hợp cụ thể. Ngoài ra Nghị định mới cũng bổ sung những lỗi bị giữ bằng lái xe ô tô.
1.1. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 1 – 3 tháng
Theo đó, các lỗi giữ bằng lái xe từ 1 – 3 tháng bao gồm:
- Vượt đèn đỏ, đèn vàng.
- Không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Điều khiển xe chạy quá tốc độ từ 20-35 km/h.
- Đi vào đường cấm, đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều”.
- Vi phạm nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
- Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc.
1.2. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 2 – 4 tháng
Người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị giữ bằng lái xe từ 2 – 4 tháng nếu vi phạm các lỗi bao gồm:
- Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
- Điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ trên 35 km.
- Người điều khiển phương tiện đón, trả khách trên đường cao tốc.
1.3. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 3 – 5 tháng
Theo quy định, người điều khiển phương tiện giao thông mà trong người có nồng độ cồn vượt quá 50 – 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị giữ bằng lái xe từ 3 – 5 tháng.
1.4. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 4 – 6 tháng
Người lái có thể bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 4 – 6 tháng nếu vi phạm các lỗi:
- Nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn, chất ma tuý của người thi hành công vụ.
- Lùi xe, chạy ngược chiều trên cao tốc.
1.5. Các lỗi vi phạm bị giữ bằng lái xe từ 22 – 24 tháng
Các lỗi vi phạm giao thông bị giữ bằng lái từ 22 – 24 tháng đồng thời phạt hành chính từ 30 – 40 triệu đồng khi người điều khiển giao thông mà trong người có độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở ở mức cao nhất,,.
2. Thời hạn tạm giữ bằng lái và giấy tờ xe không quá 30 ngày
Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ, bao gồm cả bằng lái xe. Tuy nhiên, đối với những trường hợp, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh từ nhiều phía, cơ quan chức năng có thể kéo dài thời hạn giữ bằng nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ sẽ được tính từ thời điểm giấy phép lái xe bị tạm giữ thực tế.
Thời hạn tạm giữ bằng lái xe khi vi phạm giao thông là khoảng 7 ngày kể từ ngày tạm giữ thực tế (Nguồn: Sưu tầm)
Alt: Những lỗi bị giữ giấy tờ xe
Link:cac-loi-vi-pham-giao-thong-bi-giu-bang-lai.jpg
3. Giải đáp thắc mắc bị giam bằng lái có chạy xe được không?
Trong thời gian bị tạm giữ giấy phép lái xe, người vi phạm vẫn được coi là có bằng lái và được phép điều khiển ô tô tham gia giao thông như bình thường. Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nếu quá thời hạn so với lịch hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm được ghi trong biên bản, người vi phạm không nộp phạt để nhận lại bằng lái, vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện trên đường thì sẽ bị xử phạt như không có giấy phép lái xe.
Nếu quá thời hạn chủ xử lý nhưng vẫn sử dụng xe tham gia giao thông, chủ xe ô tô có thể bị phạt với lỗi không có giấy tờ(Nguồn: Sưu tầm)
Alt: Những lỗi bị giữ bằng lái xe ô tô 2022
Link: nhung-loi-bi-giu-bang-lai-xe-o-to.jpg
Người điều khiển cần nắm rõ về những lỗi bị giữ bằng lái xe ô tô mới nhất và mức xử phạt hành chính theo quy định mới của chính phủ. Bên cạnh đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần chấp hành theo đúng các quy định Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Khách hàng có nhu cầu sở hữu các dòng xe ô tô của VinFast có thể tham khảo thông tin giá lăn bánh xe điện VinFast VF9 tại trang chủ VinFast
Để có thêm thông tin hoặc cần hỗ trợ tư vấn về sản phẩm của VinFast, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
Tổng đài tư vấn: 1900 23 23 89.
Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com
Website: https://vinfastauto.com/vn_vi
* Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo.
Ý kiến bạn đọc (0)